Hiện nay, Bộ NN-PTNT phối hợp với các địa phương triển khai thí điểm Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.
Theo đó, quy trình để giảm phát thải trong canh tác lúa gồm: giảm lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; sử dụng tưới nước khô ướt xen kẽ; đưa rơm rạ ra khỏi đồng ruộng hoặc xử lý rơm rạ giảm phát thải để giảm khí mê-tan và các khí khác.
Các mô hình thí điểm lúa theo cách trồng trên đã cho thu hoạch. Theo đó, mô hình sản xuất giảm sử dụng lượng lúa giống từ 140kg xuống còn 60kg/ha, giảm số lần bón phân từ 3-4 lần còn 2 lần/vụ, giảm tối thiểu 20% lượng phân bón vô cơ, giảm dịch bệnh và tổn thất sau thu hoạch... Lúa sau khi thu hoạch được bao tiêu với giá cao hơn 200-300 đồng/kg so với canh tác bình thường.
Ngoài ra, thay vì đốt rơm hoặc vùi trong bùn đất, nông dân cuộn rơm đưa ra khỏi đồng ruộng, bán với giá 400.000 đồng/ha. Việc này vừa giúp cây lúa giảm ngộ độc hữu cơ, vừa tăng thêm thu nhập hoặc tái sử dụng.
Về giảm phát thải khí nhà kính, mô hình thí điểm cho kết quả giảm từ 2-6 tấn CO2e (đơn vị đo lường lượng khí nhà kính tương đương với CO2) mỗi héc ta so với ruộng đối chứng.
TS Trần Minh Hải cho biết, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Viện Môi trường nông nghiệp đang xây dựng kế hoạch thiết lập và hoàn thiện hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV) tiến tới bán tín chỉ carbon lúa.
Trong kinh tế tuần hoàn, rơm rạ là phụ phẩm của ngành nông nghiệp nhưng lại là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất khác. Ví như, rơm làm thức ăn thô cho gia súc ăn cỏ, làm chất độn chuồng cho vật nuôi; làm nguyên liệu để trồng nấm rơm; dùng để phủ luống, phủ gốc cho cây trồng...
Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Cần Thơ, thông tin, thực tế triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn tại địa phương cho thấy, nếu canh tác lúa theo cách truyền thống, 1ha người nông dân thu nhập 86 triệu đồng/ha/năm. Nhưng nếu tận dụng sản phẩm từ rơm rạ để trồng nấm, làm phân hữu cơ, người dân sẽ thu nhập tới 133 triệu đồng/ha/năm.
Thế nên, nguồn rơm rạ hàng chục triệu tấn mỗi năm được xem là “kho vàng” của ngành nông nghiệp. Việc đưa rơm rạ ra khỏi đồng ruộng không những góp phần giảm phát thải khí nhà kính, mà nông dân còn thu được tiền từ bán tín chỉ carbon, thu tiền từ bán rơm rạ, hoặc thu lợi nhuận khi sử dụng làm nguyên liệu để trồng nấm, thức ăn cho gia súc...
Ngược lại, nếu vẫn tiếp tục vùi rơm rạ vào ruộng ướt như hiện nay, phát thải trong canh tác lúa sẽ tăng. Như vậy, vừa không thu được tiền từ tín chỉ carbon vừa không có tiền từ bán rơm rạ.
Qua bức thư, người này cũng cam kết rút khỏi Elm School các vai trò của mình, chính thức từ bỏ con đường giáo dục mầm non, đồng thời xin phụ huynh tha thứ.
Ngoài ra bài viết còn đăng tải kèm hình chụp biên bản cuộc họp giữa chủ trường, cô G. và các phụ huynh lớp.
Nội dung biên bản ghi nhận ngày 29/9, Elm School đã tổ chức cuộc họp phụ huynh lớp Toddler - nơi cô G. thực hiện các hành vi thô bạo với trẻ.
Theo đó, trong cuộc họp, cô G. đã thừa nhận những hành vi thô bạo với một số trẻ khi đứng lớp. Cô G. thừa nhận đã bỏ lỡ giờ cơm của 2 bé F. và S. vì 2 bé khóc và không hợp tác ăn. Khi cô giáo khác hỗ trợ S. thì cô G. lấy chổi gõ xuống sàn chỗ F. vì F. khóc.
Người này cho rằng việc cô đẩy M. ngã là vô tình chứ không cố ý, nhấc tay C. từ khu vực bẩn sang nơi sạch. Khi hỗ trợ X. ăn, X. nhè ra và cô G. đút lại cho X. ăn. Những ngày khác, cô G. tương tác mạnh với X.
Phụ huynh cùng đại diện Elm School và cô G. đã cùng trích xuất camera thì thấy cô G. đã có nhiều hành vi bạo lực với trẻ như tát, đánh, ném L.; xô đẩy M., kéo lê C., đút cơm thô bạo, dùng điện thoại khi cho trẻ ăn, bắt trẻ ăn lại đồ đã nhả ra.
Kết luận cuộc họp, các phụ huynh thống nhất sẽ đề nghị cơ quan chức năng can thiệp.
Theo tìm hiểu của PV, cô P.T.G. là giáo viên và người đồng sáng lập Elm School (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng).
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Hồng Thái - Trưởng Phòng Giáo dục quận Cẩm Lệ cho biết, Elm School là nhóm trẻ gia đình không phải trường học. Theo ông Thái, hiện nay Phòng Giáo dục và Công an đang làm việc với phía Elm School, khi có kết quả sẽ cung cấp thông tin.
Theo CNN, 8 ngày sau, Tổng thống Macron rốt cuộc đã chấp nhận để ông Attal từ chức tại một cuộc họp ở Điện Elysee tại Paris hôm 16/7, nhưng yêu cầu chính khách này tại vị cho đến khi một chính phủ mới được thành lập.
“Để giai đoạn này kết thúc nhanh nhất có thể, các lực lượng Cộng hòa phải hợp tác với nhau để xây dựng sự thống nhất xung quanh các dự án và hành động phụng sự người dân Pháp”, trích tuyên bố của Điện Elysee.
Theo Hiến pháp Pháp, tổng thống có quyền bổ nhiệm một thủ tướng mới. Nhưng hiến pháp không nêu chi tiết cách thức cũng như khung thời gian cho quá trình đó.
Cho đến khi một chính phủ mới được bổ nhiệm, chính phủ lâm thời sẽ nắm quyền, có thể ứng phó với các tình huống khẩn cấp nhưng không có quyền ban hành bất kỳ cải cách lập pháp nào.
Giới quan sát cho biết hiện vẫn chưa có ứng cử viên rõ ràng cho vai trò kế nhiệm Thủ tướng Attal. Quốc hội Pháp khóa mới sẽ nhóm họp lần đầu tiên vào ngày 18/7, nhưng đất nước sẽ vẫn trong tình trạng bấp bênh về chính trị vì không đảng phái nào chiếm được đa số ghế tại cơ quan lập pháp sau 2 vòng bỏ phiếu, dẫn đến tình trạng "quốc hội treo".
Tại cuộc họp vào ngày 18/7, các nghị sĩ Pháp dự kiến sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trong 2 cuộc bỏ phiếu đòi hỏi có sự ủng hộ của đa số trong tổng số 577 nhà lập pháp. Nếu 2 cuộc bỏ phiếu đầu tiên không bầu được ai, Quốc hội sẽ phải tổ chức cuộc bỏ phiếu thứ 3 để chọn ứng cử viên có tỉ lệ ủng hộ cao nhất làm lãnh đạo cơ quan này.
Sau khi từ chức, ông Attal và các bộ trưởng tái đắc cử vào Quốc hội sẽ được phép tham gia các cuộc bỏ phiếu nói trên và có khả năng mang đến các lá phiếu quan trọng trong cơ quan lập pháp bị chia rẽ.